Tài khoản

Bé sẽ phải đối mặt với những "nguy cơ" thế nào nếu mẹ cho con ăn đường quá sớm?

Các bậc cha mẹ thường nghĩ rằng đường không có hại tới sức khỏe của trẻ và cho trẻ mới ăn dặm ăn các thực phẩm chứa đường như bột ăn liền, váng sữa, nước trái cây, thậm chí còn cho đường vào các món ăn của trẻ như bột ngọt, sinh tố, nước cam,...

Nhưng liệu đường có thật sự vô hại như chũng ta vẫn tưởng không? Hãy cùng Bibabo tìm hiểu nhé: 

  1. Hầu hết các thực phẩm tự nhiên đều chứa đường (gọi là đường tự nhiên). Những thực phẩm này vừa cung cấp năng lượng (nhờ chất bột đường), vừa cung cấp chất đạm, chất xơ, vitamin và muối khoáng cho trẻ. Khi trẻ ăn các thực phẩm tự nhiên như gạo, trái cây, rau củ... tức là trẻ đã nạp đủ lượng đường nhất định vào cơ thể. 
  2.  Đường phụ gia (added sugar) là loại đường chúng ta hay sử dụng để thêm vào món ăn hoặc đồ uống, hoặc đường có trong các loại thực phẩm được chế biến sẵn (ví dụ như bột ăn liền, bánh, kẹo, sữa có đường, nước trái cây có đường,...). Đường phụ gia chủ yếu là đường trắng tinh luyện đã bị loại bỏ mọi dưỡng chất trong quá trình tinh chế. Đường trắng cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng không chứa bất cứ vitamin, khoáng chất, enzym, chất béo hay chất xơ nào. 
    Đường phụ gia trong chế biến có thể được ghi dưới dạng đường trắng, đường nâu, đường thô, xi-rô ngô, xi rô ngô dạng rắn, fructose, mật đường, dextrose khan, dextrose tinh thể và dextrin.

Những ảnh hưởng của đường phụ gia lên sức khỏe của trẻ:

  • Gây sâu răng, đăc biệt là khi răng trẻ vừa mới nhủ 
  • Gây nên những bất thường về hành vi: Đường thẩm thấu vào máu một cách nhanh chóng gây ra những thay đổi hầu như ngay lập tức về nồng độ đường trong máu. Điều này có thể làm cho trẻ trở nên nghịch ngợm hơn hoặc khó ngủ, hay cáu gắt hơn. 
  • Gây béo phì: Trẻ em sẽ tăng cân nhanh khi nạp vào lượng calo nhiều hơn lượng calo các bé đã đốt cháy (trẻ 6 tháng hầu như chưa vận động nhiều). Thực phẩm chứa đường chỉ chứa toàn năng lượng rỗng mà không có chất dinh dưỡng, do vậy, nếu cho trẻ ăn nhiều đường phụ gia sẽ làm trẻ dễ tăng cân, nhưng là cách tăng cân không lành mạnh. 
  • Thiếu chất, lười ăn: Khi ăn nhiều các thực phẩm và đồ uống chứa đường phụ gia, bé dễ bị no giả bởi đó là năng lượng rỗng, vì thế bé sẽ không muốn ăn hoặc uống sữa nữa. Khi nạp quá nhiều đường, cơ thể bé cũng không có đủ sức hấp thu thêm các loại thức ăn bổ dưỡng và đầy đủ khoáng chất khác. Đường cũng cản trở việc hấp thu các loại vitamin (A, C, B12), canxi, sắt…
  • Tăng nguy cơ  tiểu đường: Đường không gây ra bệnh tiểu đường, nhưng một chế độ ăn giàu đường có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 hoặc kháng insulin, một tình trạng tiền đái tháo đường. 
  • Tăng nguy cơ bệnh tim mạch: Theo hướng dẫn của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), trong một ngày, trẻ dưới 2 tuổi không nên tiêu thụ đường phụ gia, trẻ từ 2-4 tuổi không nên tiêu thụ quá 3 thìa cà phê đường phụ gia, trẻ em từ 4 - 8 tuổi không nên tiêu thụ quá 4 thìa cà phê đường phụ gia. 

Như vậy, đối với trẻ dưới 1 tuổi, và kể cả trẻ trên 2 tuổi, việc mẹ nêm đường phụ gia vào thức ăn sẽ chỉ gây bất lợi đối với sức khỏe của trẻ. Thay vào đó, cha mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn có vị ngọt tự nhiên như gạo, chuối, xoài, khoai lang, bí đỏ, cà rốt... với lượng ăn phù hợp. 

 

 

 

  Thích
  Facebook